
Chiều 17-6, Quốc hội tiếp tục thảo luận hội trường về kinh tế - xã hội. Trong đó nhiều đại biểu tập trung thảo luận về tình hình sức khỏe doanh nghiệp, điều ♋kiện kinh doanh.
Truyền thông và hướng dẫn thực hiện về thuế khoán đối với hộ kinh doanh
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) đánh giá cao thành tựu kinh tế - xã hội năm 2024 và đầu năm 2025 của Việt Nam trong bối cảnh tái cấu trúc thương mại toàn cầu gây áp lực lớn lên các nước đang phát triển.Đại biểu nêu kiến nghị Chính phủ quan tâm đến vấn đề nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong nước.
Ông Nghĩa nói doanh nghiệp🐟 là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự cường. Việc tham gia các dự án công để thụ hưởnꩲg nguồn lực và hỗ trợ của Nhà nước là giải pháp hữu hiệu nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.
Vì vậy, ông đề nghị Chính phủ ưu tiên doanh nghiệp trong nước được thực hiện các dự án đầu tư công, nhất là các dự án có quy mô lớn về hạ tầng như: giao thông, công nghệ hay năng lượng. Cũng theo ông Nghĩa, trong khoảng gần 5 triệu hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh ở nước ta thì có hơn 2,5 triệu hộ kinh doanh có đăng ký mã số thuế. Số còn lại đa phần là cá nhân kinh doanh, chiếm gần 50%.Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị yêu cầu xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong🦩 năm 2026.
Nghị quyết 198 của Quốc hội bổ sung cá nhân kinh doanh và quy định hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không áp dụng phương pháp khoán thuế từ ngày 1-1-2026.Trong khi nghị định 70 của Chính phủ hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử từ 1-6-2025 cho cả hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.Vì vậy ông đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo truyền thông và hướng dẫn thực hiện. Trường hợp cần thiết, trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh phạm vi áp dụng, giãn lộ trình bỏ thuế khoán để bảo đảm tính khả thi, phù hợp nghị quyết 68 và khoan sức dân, ngăn chặn lạm phát tăng cao.Hỗ trợ các hộ kinh doanh về thủ tục, nhất là khai thuế

Tuy nhiên ông Đồng cho hay qua nắm bắt tình hình thực tế và phản ánh của cử tri nổi lên một vấn đề rất cần được quan tâm, đó là quy định không áp dụng phương pháp khoán thuế từ ngày 1-1-2026 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Chính sách hiện gây nhiều ý kiến trái chiều. Các quan chức thuế và chuyên gia cho rằng chính sách này giúp hộ kinh doanh nâng tầm, song nhiều hộ kinh doanh hoang mang, thậm chí chỉ nhận tiền mặt như báo chí đã phản ánh. Ông Đồng cho rằng có 2 việc cần làm ngay, đó là tăng cường truyền thông để người dân hiểu đúng, hiểu đầy đủ về chính sách mới này. Cùng với đó cần hỗ trợ các hộ kinh doanh về thủ tục, nhất là khai thuế cho đến khi họ làm được thay vì cứ đến thời điểm chính sách có hiệu lực lại kiểm tra, nếu hộ nào chưa thực hiện được sẽ phạt."Tôi đã nghe một cử tri là một doanh nghiệp nhỏ phản ánh nếu chậm nộp từ 1 - 2 ngày sẽ bị hành lên hành xuống nên họ xin rút từ doanh nghiệp xuống hộ kinh doanh. Vì thế, cách thức tổ chức triển khai là hết sức cần thiết và quan trọng, nhất là người dân và doanh nghiệp đang phải thích ứng với sự thay đổi chính sách nhanh và nhiều như thời gian này", ông Đồng nêu.
Tối đa: 1500 ký tự